Gần đây, với sự xuất hiện của bánh mì hoa cúc – bánh mì Hary Brioche đã hớp hồn những tín đồ của bánh. Đây là một loại bánh khá nổi tiếng của Pháp với thớ bánh mềm, nhẹ và xốp quyện với vị thơm và béo của bơ và trứng. Để làm ra được ổ bánh này cũng kỳ công và tốn không kém thời gian.
Thế nhưng bạn sẽ không thể cưỡng lại sức hút của loại bánh này nếu đã từng được một lần nếm thử. Hôm nay, maycatthit.info sẽ giúp bạn tự tay làm chiếc bánh mì hoa cúc đãi những người thân yêu với sự trợ giúp đắc lực của chiếc máy trộn bột gia đình. Hãy cùng bắt đầu nào!
Tại sao nên sử dụng máy trộn bột mì gia đình để làm bánh mì hoa cúc?
Có rất nhiều loại bánh sẽ không cần đến những chiếc máy trộn bột, tuy nhiên với loại bánh mì hoa cúc này thì việc sử dụng máy trong công đoạn nhồi bột là một điều cần thiết. Cụ thể là:
- Loại bánh này có một lượng bơ và trứng khá lớn (thường chiếm hơn một nửa các thành phần khác). Chính vì thế mà trong quá trình nhồi bột rất khó để các nguyên liệu này được trộn đều vào nhau.
- Để đảm bảo thớ bánh được nhiều và dai, bột cần được nhồi với lượng thời gian không quá lâu nhưng lực phải đều – điều này rất khó xảy ra khi nhồi bằng tay.
- Khi nhồi bột bằng tay thì nhiệt độ của tay rất dễ làm cho các nguyên liệu có trong hỗn hợp bột, nhất là bơ bị tan chảy. Bánh sẽ không còn đạt được chất lượng.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc của tay người với bột nên đảm bảo được vệ sinh thực phẩm.
Với các lý do trên thì việc sử dụng máy trộn bột mì gia đình trong trường hợp này là điều hết sức cần thiết. Vừa đảm bảo chất lượng thành phẩm lại vừa không làm ảnh hưởng đến vệ sinh và kết quả cuối cùng của bánh.
Những lưu ý trong khi làm bánh mì hoa cúc
Có thể nói bơ là nguyên liệu chính yếu tạo nên hương vị của bánh, do đó nên chọn loại bơ ngon và mới, hạn chế dùng bơ thực vật. Có như vậy bánh mới dậy mùi và thơm ngon hơn.
Nhiệt độ là điều cần phải quan tâm và đặc biệt lưu ý khi làm bánh mì hoa cúc. Do đó, khi nhồi bột không nên nhồi ở tốc độ cao vì rất dễ làm chảy bơ. Cũng tương tự như khi ủ bột hay tạo hình cần hạn chế môi trường nóng ẩm.
Nguyên liệu
- Bột bánh mì: 200gr
- Đường: 30gr
- Muối: 5gr
- Men instant: 5gr
- Trứng gà: 4 quả
- Bơ lạt (bơ động vật không muối): 125gr
- Tinh chất vanilla: 3ml
- Tinh dầu hoa cam: 3ml
Thực hiện
- Bước 1: Cho bột mì, đường, muối đã chuẩn bị sẵn vào cối đựng bột và trộn đều. Kến đến cho thêm men instant và tiếp tục trộn đều để các nguyên liệu hòa lẫn vào nhau.
- Bước 2: Tạo một cái lỗ (giếng) ở giữa hỗn hợp này và đập vào 3 quả trứng. Cho thêm các hương liệu, tinh chất tùy theo sở thích. Ở đây có chuẩn bị sẵn tinh chất vanilla và hương cam chanh.
- Bước 3: Lắp cối trộn bột vào máy và cho máy vận hành ở tốc độ thấp trong khoảng 3 – 4 phút. Tuyệt đối không nên cho máy vận hành ở tốc độ cao vì rất dễ gây ra nóng máy, làm chảy bơ và ảnh hưởng đến hỗn hợp bột.
Sau khi các nguyên liệu được hòa quyện thành một khối thì tăng tốc độ lên khoảng mức trung bình và nhồi thêm 5 – 10 phút nữa. Cho tới khi khối bột mịn mượt và khá đàn hồi thì cho máy dừng lại.
Tùy vào loại bột sử dụng mà sẽ có độ hút nước khác nhau. Yêu cầu khối bột trong trường hợp này cần phải có đủ ẩm và mềm để dễ nhồi. Do đó mà bạn có thể linh hoạt điều chỉnh lượng bột và trứng tùy theo từng trường hợp cụ thể. Có thể thay thế trứng bằng sữa tươi không đường. Tuy nhiên cần cho vào từ từ để tránh làm bột bị nhão.
Một lưu ý nữa là nhiệt độ của khối bột cần được duy trì ở mức ổn định, không được cao hơn 27℃. Vì nếu nhiệt độ cao hơn sẽ làm cho bơ bị chảy. Trong trường hợp khối bột lúc này nóng hơn 27℃ thì cần bọc kín lại và để bột nghỉ ở nhiệt độ phòng cho bột trở nên mát hơn.
- Bước 4: Bơ nhạt sau khi được để ở nhiệt độ phòng (mềm nhưng không bị chảy) thì cho vào trong cối trộn. Tiếp tục cho máy hoạt động với tốc độ thấp để bơ hòa quyện với hỗn hợp bột ở trên. Khi nhận thấy bơ đã được trộn đều với khối bột thì bắt đầu tăng tốc độ lên. Cho máy nhồi tiếp khoảng 3 – 5 phút nữa, đến khi khối bột chuyển qua trạng thái mịn và bóng.
- Bước 5: Bọc kín khối bột bằng giấy nến hoặc màng bọc thực phẩm và để bột nghỉ ở nhiệt độ phòng (khoảng 18 – 23℃) trong thời giản từ 20 – 30 phút.
Nếu trường hợp nhiệt độ phòng cao hơn mức này thì cần rút ngắn thời gian nghỉ của bột và ngược lại, nhiệt độ thấp hơn thì nên để thời gian nghỉ cao hơn.
- Bước 6: Tiếp tục cho khối bột vào tủ lạnh để ủ bột. Nhiệt độ thích hợp ở giai đoạn này là 2 – 4℃ và được ủ trong vòng 12 – 14 giờ.
- Bước 7: Sau thời gian này, lấy khối bột ra ngoài. Bột lúc này sẽ nở hơn ban đầu và khá cứng do lượng bơ thành phần bên trong đã bị cứng lại khi gặp lạnh.
Cân và chia bột thành 3 phần đều nhau rồi bọc kín từng phần lại và cho vào tủ lạnh. Lần này sẽ để bột nghỉ trong khoảng 20 phút nữa.
- Bước 8: Áo một lớp bột khô mỏng trên nền phẳng và tay để lăn bột không bị dính. Lấy 1 phần bột ra ngoài và lăn nhẹ nhàng cho bột thành hình trụ có chiều dài khoảng 35 – 40cm. Nên chú ý lăn nhanh để bơ không bị chảy. Tiếp tục thực hiện cho đến khi tạo hình xong cho khối bột thứ 3.
Sau đó quay lại khối bột đầu tiên và tiếp tục vê bột cho dài ra, thành que dài khoảng 60cm. Làm luân phiên như vậy tới phần bột cuối cùng. Điều này giúp cho bột có thời gian nghỉ, gluten thư giãn và bột không bị co lại khi tạo hình.
- Bước 9: Để tạo hình cho bánh hãy xếp 3 phần bột và tết lại như đang thắt bím. Đặt khối bột đã tạo hình lên khay nướng có lót sẵn giấy nướng bánh. Tiếp đến bọc kín lại khối bột có kèm khay nướng này lại và ủ ở nhiệt độ 20 – 24℃, không ủ ở nhiệt độ cao hơn vì bơ sẽ bị chảy. Sẽ mất khoảng từ 2 – 3 tiếng để bột nở gấp đôi ban đầu.
Khi bột đã nở đạt yêu cầu, đập quả trứng còn lại và đánh đều. Sau đó quét một lớp trứng lên bề mặt bột. Có thể rắc thêm một ít hạnh nhân tùy theo sở thích để tăng thêm hấp dẫn.
- Bước 10: Lò nướng sử dụng trong trường hợp này phải có chế độ 2 lửa. Làm nóng lò ở nhiệt độ 170℃. Cho bánh vào nướng trong 20 phút, sau đó hạn nhiệt độ xuống khoảng 160℃. Tiếp tục nướng thêm từ 10 – 15 phút nữa, cho tới khi mặt bánh chuyển sang màu vàng sậm và ngửi thấy được mùi bánh và bơ đặc trưng thì lúc này có thể lấy bánh ra khỏi lò.
- Bước 11: Để bánh nguội và thưởng thức thôi nào!
Bánh mì hoa cúc đạt chuẩn là phải có lớp vỏ ngoài vàng nâu sậm, ruột bánh có màu vàng của bơ và trứng. Khi ăn bánh mềm ẩm nhưng đồng thời xốp nhẹ và thớ banh dai mịn. Có thể tưởng tượng như là loại bánh lai giữa bánh mì truyền thống và bánh ngọt vậy.
Để làm bánh mì hoa cúc không hề khó nhưng thường tốn nhiều thời gian và nhất là phải cần đến sự trợ giúp của những chiếc máy trộn bột mì gia đình.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được dòng máy trộn bột gia đình phù hợp với nhu cầu sử dụng thì có thể tham khảo dòng máy trộn bột B7 SouthStar của Điện máy BigStar.
Máy trộn bột B7 SouthStar được sản xuất trên dây chuyền hiện đại số lượng lớn nên giảm được chi phí sản xuất. Nhờ đó mà máy có giá rất hợp lý, phù hợp với chi phí đầu tư của người tiêu dùng, nhất là những bạn mới tập làm bánh, tự học làm bánh tại nhà.
Thiết bị này không chỉ giúp quá trình làm bánh diễn ra nhanh chóng hơn, không mất nhiều công sức mà còn giúp nguyên liệu làm bánh được nhào kỹ hơn.
Máy có thiết kế sang trọng, nhỏ gọn, đầu máy làm bằng nhựa, thân máy được làm bằng kim loại có độ bền cao, dễ dàng vệ sinh, hạn chế bám dính thực phẩm.
Với tốc độ vòng quay cao cùng công suất ổn định, máy có thể đánh được hầu hết các loại bột để làm bánh mì, bánh bao, bánh pizza, bánh bông lan và nhiều loại bánh ngọt khác. Ngoài ra cối trộn có thể dễ dàng tháo ra để vệ sinh sau khi sử dụng.
Máy trộn bột mini có tổng cộng 11 mức điều chỉnh tốc độ giúp bạn chủ động hơn trong từng loại sản phẩm mà mình cần làm. Khi thay đổi tốc độ bạn không cần phải tắt máy như các loại máy trộn bột khác.
Máy sở hữu công suất khỏe lên đến 500W nên giúp được nhiều thợ làm bánh trộn nhanh các mẻ bột mà vẫn đảm bảo được độ hòa quyện và độ dính giữa bột và các nguyên liệu tốt nhất.
Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn cũng như đặt mua máy trộn bột mì gia đình, xin vui lòng gọi đến ☎ HOTLINE: 0911.005.012. Đội ngũ nhân viên tại Điện máy BigStar luôn hỗ trợ quý khách tận tình, tư vấn chi tiết nhất. Điện máy BigStar hân hạnh được phục vụ quý khách!
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết liên quan: